Sau một thời gian hoạt động, tháp giải nhiệt sẽ xuất hiện cáu cặn bên trong, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm mát cho hệ thống máy móc. Tuy nhiên để xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến linh kiện bên trong, cần phải có phương pháp hợp lý và quy trình xử lý phù hợp.
Phương pháp xử lý cáu cặn
Có nhiều cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt, nhưng có 2 cách đơn giản thường được người dùng lựa chọn là dùng hóa chất tẩy rửa hoặc sử dụng thiết bị xử lý cặn.
Sử dụng hóa chất tẩy rửa: Việc xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước bằng hóa chất tẩy rửa khá đơn giản. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến hệ thống tháp giải nhiệt, người dùng cần lựa chọn đúng loại hóa chất chống cáu cặn, an toàn và không gây ăn mòn các linh kiện bằng kim loại bên trong tháp giải nhiệt nước. Khi chọn hóa chất, cần chọn loại có công dụng làm sạch toàn bộ bụi bẩn, rong rêu và cáu cặn bám trong hệ thống giải nhiệt. Ngoài ra cần lưu ý độ dày của lớp cáu cặn khi chọn hóa chất tẩy rửa. Một số hóa chất mà người dùng có thể tham khảo gồm:
- Polyme: Giúp phân tán bùn, làm sai lệch cấu trúc tinh thể của kết tủa canxi, ngăn chặn mảng bám dính hình thành gây ăn mòn. Loại hóa chất này thường sử dụng hiệu quả đối với kết tủa canxi, hàm lượng từ 5-15 mg/l.
- Polymaleic: Gây ức chế cáu cặn kết tủa của canxi, hàm lượng từ 10-25 mg/l trong nước tuần hoàn.
- Natri aluminat: Là loại hóa chất xử lý giúp ngăn chặn sự hình thành kết tủa của magie và canxi.
- Co-polymer: Là sự kết hợp của 2 nhóm hoạt động như sulfonate và acrylate gây ức chế cáu cặn tốt hơn so với một hợp chất, được sử dụng với cấp độ kết tủa canxi, hàm lượng 5-20 mg/l.
- Ter-polymer: Cũng giống như Co-polymer, Ter-polymer là sự kết hợp của 3 nhóm hoạt động giúp kiểm soát cáu cặn trong tháp, được sử dụng với các cấp độ kết tủa với hàm lượng 5-20 mg/l.
- Tanin, tinh bột, đường: Giúp ngăn chặn sự hình thành cáu cặn từ nước đầu vào, được sử dụng bằng cách bao phủ các tinh thể cáu cặn thông qua một lớp bao phủ giống bùn.
Sử dụng hóa chất chống cáu cặn là phương pháp phổ biến hiện nay
Sử dụng thiết bị xử lý cặn: Người dùng có thể chọn cách sử dụng thiết bị xử lý cáu cặn để loại bỏ các lớp cặn bẩn và rong rêu trong tháp giải nhiệt. Phương pháp này có thể giúp tiết kiệm phần chi phí dùng hóa chất tẩy rửa. Hơn nữa, việc dùng máy xử lý không có sự can thiệp của hóa chất nên khá thân thiện với môi trường khi xả nước thải.
Quy trình xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng hóa chất
Muốn loại bỏ cấu cặn trong hệ thống giải nhiệt một các nhanh chóng và hiệu quả, cần phải chú ý thực hiện đúng quy trình xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt. Nếu thực hiện sai cách hoặc sử dụng hóa chất chống cáu cặn không phù hợp sẽ gây hư hỏng cho tháp. Vì vậy cần thực hiện theo các bước sau:
Thực hiện đúng quy trình xử lý để đem lại sự bền bỉ
Bước 1: Chuẩn bị công cụ và kiểm tra thành phần hóa học của nước:
Chuẩn bị nguồn điện và nguồn nước phục vụ cho công việc. Lắp hệ thống châm hóa chất, cô lập hệ thống cần xử lý cáu cặn và khóa các van cần thiết. Bơm nước sạch vào hệ thống, kiểm tra rò rỉ và chạy thử hệ thống tẩy rửa hóa chất. Kiểm tra thành phần hóa học của nước để chuẩn bị lượng hóa chất cần thiết. Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định loại hóa chất và tỷ lệ hóa chất sử dụng cho việc tẩy rửa. Nên lựa chọn các loại hóa chất chuyên dụng để tránh làm hao mòn linh kiện, cũng như đạt được hiệu quả làm sạch cao nhất.
Bước 2: Châm hóa chất ức chế:
Cho hóa chất ức chế vào bồn trung gian và châm hóa chất ức chế vào trong hệ thống. Cho hệ thống chạy tuần hoàn để trộn đều hóa chất và ngâm trong khoảng 2 - 4 giờ.
Bước 3: Thực hiện xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt:
Cho nước vận hành tuần hoàn rồi thực hiện hòa một lượng hóa chất vừa đủ vào trong hệ thống. Cứ sau 15 phút tiến hành kiểm tra nồng độ hóa chất 1 lần, ghi lại sự thay đổi nồng độ hóa chất. Ở bước này, phải chú ý kiểm soát chặt chẽ về dung lượng hóa chất, không thừa cũng không thiếu.Tiếp đó, dựa vào độ dày và đặc điểm của cáu cặn mà chạy tuần hoàn trong một khoảng thời gian nhất định. Kiểm tra cho đến khi nào nồng độ hóa chất không thay đổi thì hãy dừng lại.
Bước 4: Thực hiện trung hòa nước đường ống:
Sau khi đã tẩy sạch cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt, nên xả hết nước có hóa chất, dùng bơm áp lực lớn để tiến hành xịt rửa hệ thống. Chú ý xử lý nước và hóa chất vệ sinh để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Châm hóa chất trung hòa vào trong hệ thống, tuần hoàn hóa chất trung hòa và ngâm tùy theo mức độ sạch của cáu cặn để ước tính thời gian.
Tiếp đó, xả bỏ hết hòa chất trung hòa, thay nước sạch để bơm chạy tuần hoàn, lấy mẫu nước kiểm tra độ pH cho đến khi đạt tiêu chuẩn thì dừng lại và kết thúc quá trình xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt.
Bước 5: Kết thúc quy trình:
Người quản lý thực hiện nghiệm thu. Kiểm tra lại linh kiện và khả năng làm mát, nếu không có vấn đề gì xảy ra thì kết thúc công việc.
Với quy trình xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt và những phương pháp có thể áp dụng qua bài viết này, giúp bạn hiểu hơn cũng như dễ dàng xử lý vấn đề cáu cặn phát sinh trong tháp giải nhiệt tại doanh nghiệp. Nếu bạn cần thông tin nhiều hơn về cách xử lý hoặc về sản phẩm tháp giải nhiệt, liên hệ ngay cho công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Sài Gòn qua Hotline 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945, nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ bạn tốt nhất.