Hotline: 0903.880.938 |  0337.811.611 | 0903.962.945
Tin tức - sự kiện
Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

1.Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp tản nhiệt nước, là một trong các thiết bị thường thấy trong các nhà máy, xưởng sản xuất, trung thâm thương mại, tòa nhà…Là thiết bị có kích thước lớn, hình tròn hoặc hình vuông, tháp giải nhiệt hoạt động bằng cách chuyển nhiệt lượng dư thừa của nước ra ngoài khí quyển thông qua cơ chế bay hơi của nước vào trong không khí. Nhờ đó mà lượng nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể. Lượng nước này sẽ được đưa tới giải nhiệt cho các loại máy móc trong nhà xưởng hoặc giải nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí bằng máy bơm nước.
Nhờ có nước làm mát nên các loại máy móc có thể vận hành liên tục và bền bỉ, mang lại hiệu quả làm việc cao hơn, tránh phát sinh sự cố ngoài mong muốn. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trong tương lai.
Tháp giải nhiệt nước dạng tròn

2.Tháp giải nhiệt dùng để làm gì?

Bạn thường được nghe khá nhiều đến tháp giải nhiệt nhưng không rõ tháp giải nhiệt dùng để làm gì? Dưới đây là một số công dụng của tháp giải nhiệt:
Kéo dài tuổi thọ máy móc và tiết kiệm chi phí tối đa: tháp giải nhiệt giúp làm mát máy móc trong nhà xưởng, xí nghiệp không những nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn làm tăng tuổi thọ của máy móc, đồng thời hạn chế những hỏng hóc, sự cố ngoài ý muốn. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.
Nâng cao hiệu quả sản xuất và làm tăng doanh thu: khi máy móc trong nhà xưởng làm việc quá tải sẽ sinh ra nguồn nhiệt lớn đặc biệt là vào mùa hè. Việc này làm cho dầu bôi trơn các chi tiết nhanh hết, các bộ phận bị ma sát nhiều hơn, động cơ bị nóng…. Nếu tình trạng này kéo dài thì máy móc sẽ bị xuống cấp nhanh chóng làm giảm hiệu suất làm việc và gián đoạn quá trình sản xuất. Do đó, khi sử dụng tháp giải nhiệt để làm mát các thiết bị sẽ giúp máy móc làm việc ổn định, bền bỉ, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn đồng thời chất lượng sản phẩm đầu ra tốt hơn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.

3.Cấu tạo tháp giải nhiệt

 Cấu tạo tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt gồm các phần chính như sau:
  • Vỏ tháp: được làm từ sợi thủy tinh chống han gỉ, chống ăn mòn, trong đó các thanh sắt cố định được xi mạng tráng kẽm . Do đó, chúng rất khó bị gỉ sét theo thời gian sử dụng cũng như có chi phí bảo trì cực thấp.
  • Cánh quạt: được làm bằng chất liệu hợp kim nhôm, ngoài ra, cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau, động cơ quạt hút gió theo ống thoát gió để tạo hướng gió theo chiều thuận đồng thời có thể điều chỉnh được lượng gió theo nhu cầu cần thiết của tháp hạ nhiệt. Việc này giúp làm tháp giảm lực tiêu hao, hoạt động êm ái với độ ồn thấp, khả năng rung động ít, lượng gió lớn, đồng thời có thể tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng.
  • Đế bồn: được thiết kế rất đặc biệt để chứa nước, do đó, người dùng nên kiểm tra định kỳ các bộ phận để vệ sinh sạch sẽ cho tháp.
  • Tấm tản nước: sử dụng chất liệu PVC có độ bền cao giúp cản lực gió và giảm thiểu thất thoát nước cũng như giúp người sử dụng hạn chế số lần thêm nước cho thiết bị.
  • Hệ thống động cơ: được thiết kế đặc biệt giúp chống thấm nước, ngoài ra chúng có kết cấu gọn nhẹ, gia công tinh tế, chuyển động bằng bánh răng, có chỉ số an toàn cao, thao tác sử dụng khá đơn giản, dễ bảo dưỡng, đặc biệt chi phí bảo dưỡng động cơ thấp nhưng công suất motor vẫn được đảm bảo.
  • Tấm giải nhiệt: được làm từ vật liệu PVC và được thiết kế dạng gợn sóng, có chức năng phân chia nước và giải nhiệt cho nguồn nước nóng giúp tối ưu hóa hiệu quả làm mát nước.
  • Hệ thống phân nước: có thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống phun lớn nên ít bị ứ đọng nước làm cho khả năng phân nước lên toàn tấm giải nhiệt được đều hơn.
  • Thiết bị chống ồn: đây là thiết bị giảm âm giúp giảm âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt trong quá trình vận hành của tháp.

4.Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt

 
Nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt

Dù tháp giải nhiệt là tháp tròn hay tháp vuông thì chúng đều có chung nguyên lý làm việc. Sau đây là nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt:
Nguyên lý tháp giải nhiệt khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Đầu tiên, nước nóng sẽ được đưa vào hệ thống và được phun thành dạng tia rồi rơi xuống bề mặt tấm tản nhiệt. Trong lúc đó, luồng khí từ bên ngoài được đưa vào tháp và được đẩy từ dưới lên trên theo chiều thẳng đứng. Tại đây, luồng không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước nóng , cuốn theo hơi nước nóng lên cao rồi thải ra môi trường bên ngoài của tháp. Cuối cùng, khi nguồn nước được hạ nhiệt sẽ rơi xuống đế bồn rồi được dẫn qua hệ thống đường ống để đưa tới phục vụ cho nhu cầu làm mát máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy và công xưởng sản xuất.

5.Phân loại tháp giải nhiệt

Có 3 cách để phân loại tháp giải nhiệt:

5.1 Theo hình dáng thiết kế

Dựa theo hình dáng thiết kế, ta chia tháp giải nhiệt thành hai loại là: tháp hạ nhiệt tròn và tháp hạ nhiệt vuông. Trong đó:
  • Tháp giải nhiệt tròn: rất phổ biến trong việc sản xuất các sản phẩm điều hòa không khí, công nghiệp đông lạnh, hoặc ngành ép nhựa. Tháp này có độ bền khá cao, có khả năng chống ăn mòn và gỉ sét rất thích hợp với những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt. Điều đặc biệt là chúng rất dễ lắp đặt và có giá cả phải chăng.

 
  • Tháp giải nhiệt vuông: được thiết kế theo cấu trúc hình khối nên khá đơn giản và thuận tiện khi lắp đặt tại các công trường, đồng thời có thể liên kết để tạo thành một tổ hợp cho hiệu suất làm mát cao. Một số thương hiệu tháp giải nhiệt vuông là: Alpha,… Chúng được sử dụng chủ yếu trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, điện tử,…
 

5.2 Theo nguyên lý hoạt động

Dựa trên nguyên lý hoạt động, tháp giải nhiệt được chia làm hai loại là:
  • Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên: sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên ngoài và bên trong để làm mát nước do khí nơi nước nóng trong tháp sẽ bay lên trên không, đồng thời khí mát ở bên ngoài sẽ đi vào đáy tháp để tiếp tục làm mát nước. Dạng tháp này được làm bằng bê tông, cao khoảng 200m và được dùng  trong các nhà máy có sử dụng công suất lớn cũng như nhu cầu giải nhiệt cao.
  • Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: sử dụng vòng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông giúp tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí. Đồng thời, tỷ lệ giải nhiệt của thiết bị này phụ thuộc vào đường kính, tốc độ của quạt cũng như khối đệm trợ lực của hệ thống.

5.3 Theo cơ chế tuần hoàn nguồn nước

Dựa vào cơ chế tuần hoàn nguồn nước mà phân thành 3 loại như sau:
  • Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: là thiết bị lấy nước từ những nơi có trữ lượng dồi dào như sông, hồ do chúng được thiết kế không tái sử dụng nước nên cần nhiều nguồn nước rẻ để tiết kiệm kinh phí. Nguồn nước này sẽ được xử lý để chống cáu cặn vi sinh và tránh tháp bị hỏng.
  • Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: là loại tháp hạ nhiệt không loại bỏ nguồn nước sau khi làm mát mà giữ lại một lượng cố định trong đường ống. Ngoài ra, thiết bị này cần giải pháp chống ăn mòn để ngăn ngừa vi sinh theo thời gian.
  • Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: là loại tháp giải nhiệt công nghiệp được sử dụng khá phổ biến. Trong đó, nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi sẽ liên tục được cung cấp bù bằng một lượng tương đương, do đó chất lượng sẽ thay đổi liên tục. Nếu sử dụng tháp này thì người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi cũng như vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng của thiết bị.
Qua những thông tin cung cấp bên trên, hy vọng khách hàng sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về tháp giải nhiệt nước công nghiệp. Chẳng hạn như tháp giải nhiệt là gì, cấu tạo chức năng của tháp giải nhiệt, phân loại tháp giải nhiệt,… Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm đến tháp làm mát, vui lòng liên hệ Tháp Giải Nhiệt Alpha Việt Nam qua Hotline 24/7: 𝟬𝟵𝟬𝟯 𝟴𝟴𝟬 𝟵𝟯𝟴 - 𝟬𝟵𝟬𝟯 𝟵𝟵𝟮 𝟵𝟰𝟱 - 𝟬𝟵𝟬𝟯 𝟵𝟲𝟮 𝟵𝟰𝟱 - 𝟬𝟵𝟬𝟲 𝟯𝟱𝟱 𝟰𝟴𝟴 .Hân hạnh phục vụ quý khách hàng!