Tin tức - sự kiện
Một số biện pháp hạn chế sự ăn mòn tháp giải nhiệt Alpha
Hiện nay, các biện pháp hạn chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt thường là phủ một lớp màng mỏng lên bề mặt kim loại nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc với các chất gây nên hiện tượng ăn mòn. Nhờ vậy, sự ăn mòn bên trong tháp giải nhiệt sẽ được giảm thiểu, đảm bảo hệ thống hoạt động bền bỉ và ổn định.
 

Biện pháp hạn chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt


Lựa chọn tháp giải nhiệt sử dụng các loại vật liệu cấu thành có khả năng chống ăn mòn, oxi hóa, han gỉ như nhựa PVC, kim loại chống gỉ, sợi thủy tinh,…

Tiến hành xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng trong tháp giải nhiệt bằng hệ thống lọc chuyên dụng, để loại bỏ những chất bẩn và khoáng chất gây ăn mòn tháp giải nhiệt. Tiến hành cân bằng độ pH sau mỗi lần vệ sinh tháp giải nhiệt, để tránh môi trường có tính axit gây ăn mòn hoặc môi trường có tính bazơ gây nên tình trạng cáu cặn.

Sơn phủ một lớp sơn tĩnh điện hoặc mạ kim loại lên trên bề mặt kim loại của tháp giải nhiệt nước. Lớp phủ sẽ tạm thời ngăn không cho nước, axit, oxi,… tiếp xúc với bề mặt kim loại, từ đó hạn chế được sự ăn mòn. Tuy nhiên, sau một thời gian lớp phủ này sẽ dần mất đi. Do đó, cần phải định kỳ sơn lại để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất.

 
Chủ động áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ăn mòn xảy ra
Chủ động áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ăn mòn xảy ra

Sử dụng chất ức chế ăn mòn có hiệu quả làm giảm tốc độ ăn mòn ở tháp giải nhiệt công nghiệp khi được thêm vào. Một số chất ức chế được xác định dựa vào chức năng của nó:

- Chất ức chế thụ động: tạo thành một màng oxit bảo vệ bề mặt kim loại. Các chất ức chế này thường được sử dụng vì chúng tạo ra màng bảo vệ bền bỉ, chi phí bỏ ra không cao và có thể khắc phục nhanh chóng nếu lớp này bị hư hại.

- Chất ức chế kết tủa: Chúng sẽ tạo thành kết tủa không hòa tan, giúp phủ và bảo vệ bề mặt kim loại. Màng kết tủa này không được bền bỉ như chất ức chế thụ động và mất nhiều thời gian để xử lý hơn nếu xảy ra lỗi.

- Chất ức chế hấp thụ: Chất ức chế hấp thụ có tính chất cực để hấp thụ và ngăn chặn bề mặt kim loại hấp thụ thêm. Thông thường, các phân tử này là chất hoạt động bề mặt và có chức năng kép. Chúng chứa một nhóm ưa nước, hấp thụ lên bề mặt kim loại và một nhóm kỵ nước, ngăn cản việc làm ướt kim loại. Việc sử dụng loại chất này thường hạn chế bởi khả năng phân hủy sinh học và tác động của nó đối với môi trường. Ngoài ra, chúng sẽ tạo ta một lớp màng dày và nhờn làm giảm tốc độ dòng nước làm mát.
 
Chất ức chế thường được sử dụng vì hiệu quả mang lại
Chất ức chế thường được sử dụng vì hiệu quả mang lại
 

Những loại hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt


Sử dụng hóa chất chống ăn mòn là phương pháp phổ biến vì tiện dụng và chi phí không quá cao. Mỗi loại hóa chất phù hợp với mỗi loại tháp khác nhau nên người dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn và đảm bảo các yêu cầu như: Hóa chất an toàn, không gây ra các phản ứng ăn mòn hay gỉ sét nếu không sẽ gây ra tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt. Hóa chất phải có khả năng chống ăn mòn cao, đồng thời làm sạch được cáu cặn, chất bẩn trên tấm tản nhiệt nước và một số bộ phận.
 
Nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa chất vì độ hiệu quả và chi phí hợp lý
Nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa chất vì độ hiệu quả và chi phí hợp lý

Các loại hóa chất thường được sử dụng như:
  • Cromate: là chất ức chế ăn mòn rất tốt, không cần oxi và chi phí khá rẻ nhưng loại hóa chất này bị cấm vì gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • Molybdate: là loại hóa chất ức chế ăn mòn được dùng để thay thế Cromate. Không có độc và có thể kiểm soát được quá trình ăn mòn rỗ ở mức 4-8mg/l, và ức chế ăn mòn thép ở trong khoảng 8-12mg/l. Trong hệ thống tuần hoàn khép kín thì được pha ở mức độ 35-250mg/l và được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt. Molybdate là một chất ức chế hiệu quả khi kết hợp cùng với các hóa chất khác. Tuy nhiên, Molybdate có giá thành khá đắt đỏ, sử dụng sẽ tốn kém, xong đây vẫn là loại hóa chất chống ăn mòn tốt và được nhiều người tin dùng.
  • Polydiol: là hóa chất kiểm soát ăn mòn tháp giải nhiệt có lớp vỏ thép khá tốt, phù hợp khi sử dụng ở liều lượng 2-4 mg/l.
  • Nitrit: là chất ức chế ăn mòn cho vật liệu vỏ thép, các linh kiện bằng thép của tháp giải nhiệt cooling tower với liều lượng là 500-700 mg/l. Loại hóa chất này thường chỉ được sử dụng trong hệ tuần hoàn kín vì khi sử dụng trong tháp giải nhiệt hở nó có xu hướng oxi hóa thành nitrat.
  • Kẽm: được sử dụng ở mức 0.5-3mg/l là chất ức chế ăn mòn bổ sung tốt. Tuy nhiên loại hóa chất này lại có thể gây ra cáu cặn bên trong tháp nếu không được sử dụng đúng cách và lưu lượng.
  • Silicate: là chất ức chế sự ăn mòn rất tốt cho hệ thống tháp giải nhiệt Alpha với những vật liệu thép và nhôm ở mức 6-12mg/l.
 
Qua bài viết, giúp bạn nắm được một số các biện pháp hạn chế tình trạng ăn mòn trong tháp giải nhiệt, giúp thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ theo thời gian. Nếu bạn đang quan tâm, muốn tìm mua tháp giải nhiệt hoặc có những thắc mắc về sản phẩm cần tư vấn. Hãy liên hệ ngay đến
HOTLINE 0903.880.938 - 0903.992.945 - 0903.962.945, nhân viên tư vấn của công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha sẽ tận tình giúp đỡ bạn trong thời gian sớm nhất.