Tháp giải nhiệt là thiết bị quan trọng trong sản xuất công nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách hiệu quả. Để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng cũng như đặc thù của mỗi ngành nghề, tháp giải nhiệt được chia thành nhiều loại khác nhau. Vì vậy, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được nhà sản xuất phân loại tháp giải nhiệt dựa vào những tiêu chí nào.
Phân loại tháp giải nhiệt theo kiểu dáng
Nếu lấy hình dáng thiết kế bên ngoài để phân loại, chúng ta có 2 dòng tháp chính đó là tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông.
Tháp giải nhiệt tròn
Đây là loại tháp có cấu tạo khung dạng tròn đơn lẻ nên khi vận hành không bị ảnh hưởng bởi hướng gió, hao hụt áp suất bên trong tháp nhỏ đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả dù được lắp đặt ở những môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Tháp giải nhiệt tròn có độ bền cơ học cao, có khả năng chống sự ăn mòn và oxy hóa; tháp có công suất đa dạng từ 5RT đến những tháp có công suất 1000RT và giá thành sản phẩm khá mềm, nên được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp đông lạnh, hệ thống điều hòa không khí,…
Tháp giải nhiệt vuông
Tháp giải nhiệt vuông được thiết kế theo hình khối vuông, có thể liên kết nhiều tháp lại với nhau tạo thành một tổ hợp giải nhiệt với công suất lớn lên đến vài nghìn tấn lạnh, nên thường được dùng cho những doanh nghiệp có quy mô lớn.
Phân loại tháp giải nhiệt theo cơ chế sử dụng nước
Dựa vào cơ chế tuần hoàn nước, có thể phân “cooling tower” thành 3 loại sau: Tháp giải nhiệt không tuần hoàn, tháp giải nhiệt tuần hoàn kín, tháp giải nhiệt tuần hoàn hở.
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn
Dòng tháp này không có chức năng tái sử dụng nước nên cần những nguồn nước dồi dào từ tự nhiên như sông, hồ để tiết kiệm chi phí. Trước khi đưa nước vào sử dụng, thì cần phải xử lý để ngăn chặn các vi sinh vật, cặn bẩn gây hư hại cho tháp.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Đây là dòng tháp không loại bỏ nguồn nước sau khi sử dụng, mà luôn giữ một lượng nước cố định trong đường ống. Thiết bị cần đến một số giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh vật để luôn hoạt động ổn định và bền bỉ theo thời gian.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở là loại tháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với cơ chế dùng không khí để bay hơi hơi nước nóng ra ngoài môi trường, làm cho nước tuần hoàn bị hao hụt nên sẽ liên tục bù thêm lượng nước tương đương. Do tháp có thiết kế dạng hở nên trong thời gian sử dụng cần phải kiểm tra và vệ sinh tháp thường xuyên để ngăn ngừa tối đa sự ăn mòn, cáu cặn,… đảm bảo hiệu suất làm việc bền bỉ.
Phân loại tháp giải nhiệt theo cơ chế nước
Phân loại tháp giải nhiệt theo nguyên lý hoạt động
Dựa vào nguyên lý hoạt động, tháp giải nhiệt có thể phân thành 2 loại là tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp đối lưu cơ học.
Tháp đối lưu tự nhiên
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên hay còn gọi là tháp giải nhiệt hypebol (vì có hình dạng hypebol). Tháp hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí môi trường xung quanh tháp và không khí nóng bên trong tháp. Không khí nóng sẽ dịch chuyển lên phía trên, khi đó không khí mát sẽ đi vào từ phía đáy của tháp. Vì không sử dụng quạt và không khí nóng không thể di luân chuyển có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của tháp. Vỏ tháp chủ yếu được làm bằng bê-tông, có độ cao lên đến 200m.
Dòng tháp đối lưu tự nhiên được chia thành 2 loại chính gồm:
Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngang: Không khí được hút dọc theo chiều của nước rơi. Khối đệm lúc này sẽ được đặt bên ngoài tháp. Tháp đối lưu tự nhiên ngang có bộ điều khiển động cơ và có quạt đặt trong môi trường ẩm, chính vì vậy phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các thiết bị được hoạt động tốt, tránh bị ăn mòn và hỏng hóc.
Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngược: Loại tháp này vận hành bằng cách hút không khí khi nước đang rơi xuống. Lúc này, khối đệm sẽ được đặt bên trong tháp. Nước nóng đi từ phía trên xuống, còn không khí đi từ đáy vào trong. Đồng thời, không khí cũng sẽ cuốn theo hơi nóng ra bên ngoài. Thiết bị này có sử dụng quạt hút và quạt đẩy để tạo luồng khí vào bên trong tháp.
Phân loại tháp giải nhiệt dựa theo nguyên lý hoạt động
Tháp đối lưu cơ học
Loại tháp này sẽ dùng quạt hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Khi nước nóng chảy xuống các khối đệm làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước nóng và không khí mát. Tỷ lệ làm mát của tháp còn phụ thuộc vào các thông số khác như đường kính quạt, tốc độ vòng quay, khối đệm trở lực của hệ thống.
Tháp đối lưu cơ học được chia thành 3 loại chính:
Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức: khi hoạt động sẽ hút không khí vào tháp nhờ thiết kế quạt đặt ở bộ phận lấy khí vào.
Tháp giải nhiệt thông khí dòng ngang: làm mát dựa trên cơ chế nước đi vào từ trên đỉnh tháp, đi qua các khối đệm còn không khí đi vào từ một phía (nếu là tháp 1 dòng) hoặc từ các phía đối diện nhau (nếu là tháp 2 dòng). Trong khi đó, một quạt sẽ hút lấy khí vào tháp qua khối đệm, cuốn theo nhiệt lượng của nước rồi đi lên lối ra ở phía trên cùng thiết bị.
Tháp giải nhiệt thông khí ngược dòng: khi tháp làm việc, nước nóng sẽ đi vào phần trên, không khí đi vào phần đáy và đi ra ở phần trên của tháp dưới tác động của quạt hút và quạt đẩy.
Qua bài viết, giúp bạn phân loại tháp giải nhiệt Alpha một cách chính xác và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Nếu bạn có những thắc mắc khi chọn mua tháp giải nhiệt, hãy liên hệ ngay cho công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua Hotline 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945, nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.