Tin tức - sự kiện
Cách tính chọn tháp giải nhiệt Alpha chính xác
Thực hiện tính toán và nắm rõ các thông tin của tháp giải nhiệt là điều cần thiết trước khi đưa ra quyết định chọn mua tháp giải nhiệt. Tính toán chính xác giúp doanh nghiệp chọn được tháp giải nhiệt, đáp ứng được yêu cầu làm mát và tiết kiệm một số loại chi phí. Trước khi tính toán, bạn cần xác định được nhiệt độ nước đầu vào, đầu ra và lưu lượng nước tuần hoàn,... Sau đó, áp dụng một số công thức sẽ tính chọn được tháp giải nhiệt cần mua.
 

Tại sao phải tính chọn tháp giải nhiệt trước khi mua


Tháp giải nhiệt là thiết bị không thể thiếu đối với các xí nghiệp, nhà máy, tòa nhà lớn nhằm giảm nhiệt độ trong khu vực, làm cho nhiệt độ không tăng quá cao để tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sức khỏe những người làm việc tại khu vực đó.

Mỗi doanh nghiệp có quy mô và mục đích sử dụng khác nhau, vì vậy mỗi đơn vị cần sử dụng tháp giải nhiệt có mức công suất khác nhau. Trước khi chọn mua tháp, người mua phải lưu ý tính toán chính xác để chọn được tháp có thông số kỹ thuật phù hợp. Từ đó, đáp ứng nhu cầu giải nhiệt cho doanh nghiệp.

Nếu sử dụng tháp có công suất quá lớn so với nhu cầu sẽ gây lãng phí không chỉ nhiên liệu vận hành mà còn chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị. Nhưng nếu sử dụng tháp có công suất nhỏ hơn so với công suất thực tế, tháp sẽ phải làm việc quá tải, từ đó dễ gây ra tình trạng hỏng hóc, có thể dẫn đến nguy cơ ngưng trệ hoạt động sản xuất và chế biến. Nếu chọn tháp có công suất không đúng, sau khi lắp đặt xong, bạn sẽ rất khó thay đổi hiệu suất làm việc của tháp.

 

Cách tính chọn tháp giải nhiệt

 

Cách tính chọn tháp dựa trên công suất


Bước đầu tiên trong việc tính toán tháp giải nhiệt nước, bạn cần tiến hành xác định được nhu cầu làm mát và công suất tỏa nhiệt từ công trình, máy móc, thiết bị. Nếu chỉ ước lượng để xem nên chọn thấp giải nhiệt công suất bao nhiêu là điều hoàn toàn không nên. Bởi điều này sẽ gây ra tình trạng chọn tháp có công suất nhỏ hoặc lớn hơn so với nhu cầu.

Để tính toán công suất tỏa nhiệt của hệ thống mà chưa có thông số của nhà sản xuất. Bạn có thể tính toán dựa trên thông số sau:
- Nhiệt độ của nước trước khi đưa vào tháp giải nhiệt.
- Nhiệt độ của nước sau khi đưa ra khỏi tháp giải nhiệt.
- Lưu lượng nước vào và ra của tháp giải nhiệt.

Khi đã có đủ các thông số trên, bạn có thể tính công suất tỏa nhiệt của hệ thống bằng công thức:

Q = C*M*(T2-T1)

Trong đó:
- Q là công suất tỏa nhiệt. 
- C là nhiệt dung riêng của nước 4200 (J/kg*K).
- M là khối lượng nước (tính dựa trên lưu lượng nước sử dụng).
- T2 là nhiệt độ nước đã làm mát.
- T1 là nhiệt độ nước đầu vào. 

Dựa vào số liệu công suất tỏa nhiệt của hệ thống mà bạn tính được theo công thức trên cùng với điều kiện mặt bằng, nhiệt độ môi trường,… bạn có thể dễ dàng tính chọn tháp giải nhiệt đáp ứng nhu cầu làm mát của nhà xưởng hay tòa kiến trúc. 

Nên sử dụng tháp giải nhiệt có công suất lớn hơn một tí so với công suất thực tế. Để phòng sau này cần tăng công suất sản xuất hoặc bạn cũng có thể cho một lượng nước đã được làm mát chảy ngược lại bể chứa nước nóng. Như thế việc hạ nhiệt sẽ hiệu quả hơn. Cùng với đó là hạ nhiệt được nước có nhiệt độ cao hơn.

Chọn tháp giải nhiệt dựa vào công suất
Chọn tháp giải nhiệt dựa vào công suất
 

Công thức tính chọn bơm nước cho máy giải nhiệt


Bơm nước cho tháp giải nhiệt cũng là một vấn đề cần lưu tâm và được xem như là một linh kiện tháp giải nhiệt không thể thiếu. Để chọn được bơm phù hợp với tháp giải nhiệt, cần xác định được lưu lượng và áp suất bơm. Hai yếu tố này có quan hệ nghịch biến, áp suất cao thì lưu lượng thấp và ngược lại. Trong đó:
- Lưu lượng của bơm sẽ được xác định thông qua tháp giải nhiệt nước.
- Áp suất của bơm thì được xác định dựa vào vị trí giữa bơm và tháp, kích thước và đường đi của đường ống dẫn nước.
Khi đã có đủ các thông số trên thì bạn có thể chọn được máy bơm cần thiết cho tháp giải nhiệt.

Bơm nước như là một linh kiện không thể thiếu cho tháp giải nhiệt
Bơm nước như là một linh kiện không thể thiếu cho tháp giải nhiệt

Công thức tính thể tích bể trung gian.


Bể trung gian là bộ phận dùng để chứa nước của hệ thống tháp làm mát nước. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý, dù là đối với những tháp có công suất thấp như: Alpha 5RT, Alpha 8RT,… cho tới các model tháp có công suất cao như Alpha 1000RT, thì bạn đều phải xác định được thể tích của bể trung gian.

Trong hệ thống, bể trung gian luôn phải lớn hơn một thể tích Vmin (Vtg
Vmin). Yêu cầu này để đảm bảo tính liên tục của hệ thống bơm. Đồng thời đảm bảo được khả năng tuần hoàn của hệ thống giải nhiệt.

Bạn có thể xác định được thể tích của bể Vmin được thông qua 2 yếu tố. Là thể tích của đường ống và công suất làm mát của tháp tản nhiệt nước công nghiệp. Thể tích của bể được tính theo công thức sau:
Vmin = 6.5 * Q + Vdo (lít)
Trong đó:
+ Q là công suất làm lạnh của hệ thống giải nhiệt (đơn vị là KW).
+ Vdo là thể tích của đường ống dẫn nước.
 
Tháp giải nhiệt nước đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, tòa nhà cao tầng. Hy vọng rằng, qua bài viết giúp bạn tính chọn tháp giải nhiệt Alpha phù hợp với nhu cầu hiện tại. Nếu bạn có thắc mắc khi lựa sản phẩm, liên hệ ngay đến công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua Hotline 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945, nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng hỗ trợ và giải đáp những yêu cầu từ bạn.