Nước được xem như là một phương tiện trao đổi nhiệt giữa các thiết bị trong quá trình vận hành của tháp giải nhiệt. Dó đó, chất lượng nước có vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu quả hoạt động. Vậy đâu mới là tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt phù hợp để những thiết bị này hoạt động ổn định và bền bỉ.
Chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến tháp giải nhiệt?
Nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt. Nhiệm vụ của nước là tuần hoàn liên tục trong hệ thống; luân chuyển thay phiên dòng nước mát từ tháp giải nhiệt đến thiết bị, máy móc và dòng nước nóng từ thiết bị, máy móc về lại tháp giải nhiệt. Do đó, chất lượng nước ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm mát, cũng như độ bền bỉ của tất cả thiết bị.
Chất lượng nước không tốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tháp
Hình thành cáu cặn: Nước cứng là nước chứa nhiều ion Magie và Canxi. Nếu không được xử lý trước khi sử dụng, sau một thời gian các ion này sẽ sinh ra các phản ứng bên trong tháp giải nhiệt công nghiệp, hình thành nên cáu cặn ở tấm tản nhiệt, hệ thống chia nước và đáy bể. Việc hình thành nên cáu cặn sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy của nước qua các đường ống, bề mặt tấm tản nhiệt. Từ đó, làm giảm hiệu suất và thời gian làm mát các thiết bị.
Ăn mòn tháp giải nhiệt: Tháp giải nhiệt bị ăn mòn do các vi sinh vật có trong nước chưa qua xử lý, trong nước có nhiều khoáng chất hoặc nước trong tháp giải nhiệt có tính axit (nồng độ pH nhỏ hơn 7). Điều này có thể dẫn đến các sự cố trục trặc, hư hỏng đến một cách đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát sinh rong rêu, vi sinh vật: Khi chất lượng nước không được đảm bảo, kết hợp cùng với môi trường lý tưởng bên trong tháp giải nhiệt là các yếu tố như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, sinh dưỡng,… sẽ hình thành nên rong rêu, vi khuẩn. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng tháp, mùi hồi khó chịu, tốc độ dòng chảy và cả sức khỏe của người vận hành.
Các tiêu chuẩn nước cho tháp giải nhiệt Alpha
Nồng độ pH
Nồng độ pH của nước biểu thị tính kiềm hoặc tính axit, thước đó pH nằm trong phạm vi từ 0 đến 14. Trong trường hợp, tháp giải nhiệt có nồng độ pH từ 0 đến nhỏ hơn 7 (0<pH<7) thì lúc này nước có tính axit; còn nồng độ pH từ lớn hơn 7 đến 14 thì môi trường nước trong tháp môi trường kiềm; còn nếu nồng độ pH đo được bằng 7 (pH=7) thì đây là môi trường trung tính. Trong đó, môi trường axit sẽ khiến cho kim loại và các linh kiện tháp giải nhiệt bị ăn mòn nhanh chóng, còn với môi trường kiểm thì đây là môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của cáu cặn.
Người dùng cần duy trì các chỉ số này để đảm bảo hiệu suất hoạt động
Ngoài ra, chỉ số pH cao hay thấp còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Do đó, hiệu quả của việc sử dụng hóa chất bị ảnh hưởng nhiều vào độ pH của nước, trong việc tiêu diệt các vi sinh vật. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc kiểm soát chỉ số pH của nước. Và để đạt yêu cầu về tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt thì nồng độ pH nên được duy trì ở mức bằng 7, để tránh nguy cơ xảy ra ăn mòn hay cáu cặn tháp giải nhiệt.
Độ dẫn điện của nước
Độ dẫn điện thể hiện khả năng dẫn điện của nước, cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước. Khoáng chất xuất hiện trong nước tuần hoàn không làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát của tháp nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ hình thành cáu cặn. Chúng sẽ bám dính vào hệ thống đường ống, bề mặt tấm filling tản nhiệt, từ đó làm giảm tốc độ của dòng chảy và hiệu quả hoạt động tháp giải nhiệt. Chính vì vậy, người dùng cần phải đảm bảo độ dẫn điện của nước ở mức thấp nhất có thể.
Chỉ số bảo hòa nước
Chỉ số bảo hòa là thước đo đánh giá sự ổn định của nước liên quan đến nguy cơ cáu cặn và ăn mòn. Nếu chỉ số bảo hòa âm thì nước có xu hướng ăn mòn, còn ngược lại thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn. Do đó, chỉ số bảo hòa phù hợp với tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt nên dao động trong khoảng 0-1.
Độ cứng của nước
Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Magie, Canxi. Độ cứng của nước càng cao thì nguy cơ hình thành cáu cặn trong tháp càng lớn. Có hai loại nước cứng là nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nước cứng tạm thời rất dễ bị làm mềm ở trong môi trường có nhiệt độ cao như tháp giải nhiệt, khi đó chúng sẽ sinh ra các muối kết tủa và lắng đọng trong tháp giải nhiệt.
Qua bài viết, giúp bạn nắm được một số tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt công nghiệp, giúp bạn vận hành thiết bị hiệu quả hơn. Nếu bạn cần những thông tin cụ thể hơn về bài biết hoặc về sản phẩm, liên hệ ngay công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua HOTLINE 0903.880.938 - 0903.992.945 - 0903.962.945, nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng phản và hỗ trợ thông tin đến bạn.