Sau khi đưa vào sử dụng, nhiều doanh nghiệp thường không lưu ý đến vấn đề hao hụt nước ở tháp giải nhiệt. Lượng nước hao hụt tuy không quá nhiều nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm mát cũng như tuổi thọ của tháp giải nhiệt. Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ tháp giải nhiệt chính là hạn chế vấn đề này xảy ra.
Nguyên nhân gây hao hụt nước tháp giải nhiệt công nghiệp
Lưu lượng nước trong tháp giải nhiệt sẽ bị hao hụt một phần trong quá trình làm mát hệ thống thiết bị, máy móc. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Trong quá trình hoạt động, khi dòng không khí lạnh đi lên và cuốn theo hơi nước nóng đã dẫn đến hao hụt nước tháp giải nhiệt, vì lúc này hơi nước nóng nhẹ hơn không khí lạnh từ bên ngoài nên bị cuốn đi theo ra bên ngoài từ miệng thoát hơi.
- Khi lượng không khí đưa vào tháp lớn và cánh quạt của tháp quay quá nhanh, một lượng nước nhỏ sẽ bị cánh quạt hút bay lên và rơi ra ngoài.
- Nước cứng chưa được xử lý thường chứa các kim loại kiềm thổ với khả năng hoạt động hóa học mạnh. Các kim loại này sẽ phản ứng với nước sau khi được đưa vào môi trường lý tưởng bên trong tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, lượng nước hao hụt trong tháp giải nhiệt từ hiện tượng này thì không đáng kể nhưng đây vẫn là nguyên nhân làm tiêu hao nước.
- Sau một thời gian vận hành, các cáu cặn, chất bẩn, rong rêu hình thành bên trong tháp giải nhiệt và khi chúng tạo thành những lớp dày hoặc làm giảm hiệu suất làm mát, doanh nghiệp sẽ tiến hành xả tràn ra ngoài để loại bỏ chúng.
Lý do cần biết lượng nước bị hao hụt
Có nhiều nguyên nhân làm hao hụt lượng nước tháp giải nhiệt, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như gây tốn kém ngân sách từ việc sử dụng nguồn nước máy hoặc xử lý nước trước khi được sử dụng. Do đó, người dùng cần phải tìm hiểu và nắm rõ một số công thức tính toán nhằm bù vào lượng nước bị hao hụt trong tháp giải nhiệt để tránh:
Tháp giải nhiệt quá tải: Lượng nước tuần hoàn trong tháp đúng với tiêu chuẩn thiết kế sẽ tránh tình trạng động cơ hoạt động quá tải, làm hỏng hóc linh kiện bên trong và gây đình trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc duy trì lượng nước trong tháp ở mức cho phép sẽ giúp tháp tăng tuổi thọ lâu dài và hiệu suất làm mát.
Gia tăng chi phí: Lượng nước hao hụt quá nhanh và liên tục sẽ khiến cho tháp phải liên tục châm thêm nước đúng với mức định để đảm bảo hiệu suất làm mát, điều này dẫn đến việc tiêu hao nguồn nước sử dụng. Thêm vào đó, khi sử dụng nguồn nước tự nhiên doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản ngân sách để xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng hoặc nếu là nước máy thì chi phí cho một khối nước cũng không phải là rẻ.
Tháp giải nhiệt bị hao hụt nước sẽ xảy ra nhiều sự cố không mong muốn
Cách tính lượng nước cần bù cho tháp giải nhiệt
Cách tính lượng nước bốc hơi
Để tính lượng nước bốc hơi trong quá trình vận hành, người ta thường sử dụng công thức sau:
E = Q/1000 = (T1 - T2)/1000*L
Trong đó:
E: Lượng nước bốc hơi (GPM)
Q: Tải nhiệt (BTU/Hr)
1000: Nhiệt độ bốc hơi nước (BTU/Hrº)
T1: Nhiệt độ nước đầu vào (Fº)
T2: Nhiệt độ nước đầu ra (Fº)
L: Lưu lượng nước tuần hoàn (GPM)
E: Lượng nước bốc hơi (GPM)
Q: Tải nhiệt (BTU/Hr)
1000: Nhiệt độ bốc hơi nước (BTU/Hrº)
T1: Nhiệt độ nước đầu vào (Fº)
T2: Nhiệt độ nước đầu ra (Fº)
L: Lưu lượng nước tuần hoàn (GPM)
Cách tính lượng nước hao hụt do hệ thống cánh quạt
Tình trạng hao hụt nước tháp giải nhiệt vào lúc này còn phụ thuộc vào thiết kế và vận tốc không khí. Thông thường, lượng nước bị hao hụt sẽ rơi vào khoảng 0.2% - 0.3% tổng lượng nước đang lưu thông trong tháp giải nhiệt.
Cách tính lượng nước mất đi do xả tràn
Khi tháp giải nhiệt bị hao hụt do quá trình xả tràn, lúc này lượng nước thất thoát sẽ chiếm khoảng 0.3% tổng lưu lượng nước đang tuần hoàn trong hệ thống tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, người dùng có thể làm giảm lượng nước mất đi bằng cách thay thế nước trong khu vực nước lạnh và ống dẫn mỗi năm một lần, tăng mực nước hoạt động để kịp thời phát hiện khi nào nước tràn ra khỏi cửa cống hoặc mở các cống trên các lưu vực nước nóng trong khi tháp đang hoạt động.
Cách tính hao hụt nước tháp giải nhiệt
Lượng nước bị hao hụt trong tháp giải nhiệt cũng chính là lượng nước cần được bổ sung vào thiết bị để hiệu suất làm mát của tháp luôn được đảm bảo. Lượng nước cần được bổ sung vào tháp giải nhiệt được tính theo công thức:
M = E + C + D
Trong đó:
M: Lượng nước bổ sung
E: Lượng nước mất đi do bay hơi
C: Lượng nước mất đi do hoạt động của hệ thống cánh quạt
D: Lượng nước mất đi do xả tràn
Qua bài viết, giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân gây hao hụt nước tháp giải nhiệt và cách tính lượng nước bổ sung để đảm bảo hiệu quả làm mát của tháp. Nếu bạn cần giải thích chi tiết hơn hoặc còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua HOTLINE 0903.880.938 - 0903.992.945 - 0903.962.945, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ bạn giải đáp các vấn đề.
M: Lượng nước bổ sung
E: Lượng nước mất đi do bay hơi
C: Lượng nước mất đi do hoạt động của hệ thống cánh quạt
D: Lượng nước mất đi do xả tràn
Qua bài viết, giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân gây hao hụt nước tháp giải nhiệt và cách tính lượng nước bổ sung để đảm bảo hiệu quả làm mát của tháp. Nếu bạn cần giải thích chi tiết hơn hoặc còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua HOTLINE 0903.880.938 - 0903.992.945 - 0903.962.945, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ bạn giải đáp các vấn đề.