Sau một thời gian dài vận hành, tháp giải nhiệt sẽ xuất hiện tình trạng bị ăn mòn trên các bề mặt kim loại. Nếu như tình trạng này kéo dài mà không được phát hiện sớm để xử lý, điều này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chi phí sửa chữa thay thế. Do đó, để có thể ngăn chặn vấn đề này, người dùng cần phải biết được nguyên nhân từ đâu gây ra tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt để có thể phòng ngừa kịp thời.
Thế nào là hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt?
Ăn mòn tháp giải nhiệt là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim cấu thành tháp tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt khá phổ biến đối với những dòng tháp giải nhiệt nước được làm từ kim loại. Tháp được làm từ vật liệu thép carbon sẽ dễ bị ăn mòn hơn so với các dòng tháp được làm từ hợp kim nhôm, thép không gỉ.
Ăn mòn tháp giải nhiệt là sự oxi hóa bề mặt kim loại
Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt sẽ có các dạng sau:
Ăn mòn toàn diện: Lúc này tháp giải nhiệt sẽ xuất hiện hiện tượng ăn mòn trên toàn bộ bề mặt kim loại của tháp.
Ăn mòn rỗ: Đây là loại ăn mòn được cho là nguy hiểm nhất. Nó tập trung trên các khu vực nhỏ, do đó mà loại ăn mòn này rất khó phát hiện. Tình trạng này có thể làm thủng bề mặt kim loại trong một khoảng thời gian ngắn mà khó bị phát hiện.
Ăn mòn điện: Tình trạng này xuất hiện khi 2 kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau, cùng ở trong dung dịch và phải tiếp xúc đủ tốt để dẫn điện. Lúc này, kim loại nào có hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ nhanh bị ăn mòn hơn.
Nguyên nhân xuất hiện ăn mòn trong tháp giải nhiệt
Nước chưa qua xử lý chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt. Nguồn nước này chứa nhiều ion kim loại kiềm thổ và oxi hòa tan, khi chúng tiếp xúc lâu dài với kim loại bên trong tháp giải nhiệt sẽ gây ăn mòn các các bề mặt.Trong nước chứa nhiều khoáng chất hoặc nồng độ pH thấp (pH < 7) cũng góp phần gây ra hiện tượng ăn mòn.
Vi sinh vật trong tháp giải nhiệt cũng là nguyên nhân khiến tháp giải nhiệt bị ăn mòn. Khi các vi sinh vật phát triển sẽ hình thành nên các màng hoặc tồn đọng các chất hữu cơ dẫn đến ăn mòn kim loại, hình thành nên các rỗ khí, xói mòn,…
Việc tẩy rửa hóa chất không sạch hoặc không sử dụng hóa chất để trung hòa sau khi vệ sinh tháp giải nhiệt cũng dẫn đến tình trạng ăn mòn của tháp giải nhiệt. Do đó, khi nước vượt ra khỏi nồng độ pH cho phép sẽ xảy ra hiện tượng này.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn
Tổng chất rắn hòa tan trong nước: Nếu nguồn nước tuần hoàn trong tháp có khối lượng chất rắn hòa tan cao thì khả năng dẫn điện cao, từ đó gia tăng khả năng sinh ra các phản ứng điện hóa dẫn đến ăn mòn kim loại.
Lượng oxi hòa tan trong nước: Hàm lượng oxi hòa tan trong nước càng cao thì tình trạng ăn mòn diễn ra càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Cụ thể, sự ăn mòn kim loại chính là oxi hóa kim loại, các nguyên tử kim loại trên mặt tháp giải nhiệt khi tiếp xúc với oxi hòa tan trong nước sẽ bị oxi hóa.
Độ pH trong nước: Nồng độ pH trong nước thấp hơn 7 chính là môi trường axit. Ở môi trường này, kim loại sẽ tăng nguy cơ bị ăn mòn.
Vi sinh vật: Lượng vi sinh vật quá nhiều trong tháp hạ nhiệt sẽ làm lắng đọng các chất vô cơ, hữu cơ hoặc sản sinh ra các chất gây ô nhiễm như H2S và NH3 gây ra các lỗ khí và sinh ra các phản ứng ăn mòn tháp giải nhiệt nước.
Những yếu tố khác: Nếu tốc độ dòng chảy nước cao thì sẽ làm tăng sự ăn mòn trong tháp giải nhiệt Alpha, vì lúc này nước sẽ mang nhiều oxi tiếp xúc với kim loại. Khi tốc độ dòng chảy thấp thì các chất lơ lửng và lắng đọng, hình thành nên các tế bào ăn mòn cục bộ cho hệ thống tháp giải nhiệt nước. Và nhiệt độ bên trong tháp giải nhiệt tăng cũng chính là chất xúc tác thúc đẩy cho các quá trình phản ứng trong tháp đẩy nhanh quá trình ăn mòn.
Không vệ sinh tháp giải nhiệt sẽ tạo cơ hội thúc đẩy sự ăn mòn
Hậu quả trong việc tháp giải nhiệt bị ăn mòn
Hiện tượng ăn mòn làm cho các bộ phận kim loại của tháp giải nhiệt nước như cánh quạt, máy bơm, motor quạt, đường ống,… dần bị mài mòn. Lâu dần không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng xuyên thủng, rò rỉ,… Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí để sửa chữa hoặc thay thế linh kiện.
Khi các bộ phận kim loại bị ăn mòn, sau đó các mảng này hình thành nên cáu cặn tháp giải nhiệt làm tắc nghẽn đường ống, hệ thống van,… Làm giảm tốc độ dòng chảy, giảm khả năng làm mát. Bên cạnh đó, việc các linh kiện trong tháp giải nhiệt bị ăn mòn sẽ làm giảm khả năng vận hành, hiệu suất làm mát, khiến cho lượng nước được làm mát không đủ cấp cho các hệ thống thiết bị trong công xưởng, tòa nhà.
Đường ống bị ăn mòn có thể dẫn đến xuất hiện những vết nứt, gây rò rỉ nước, dẫn đến việc tiêu hao nước sử dụng. Cùng với đó, việc hoạt động quá công suất còn gây lãng phí điện năng được sử dụng. Các vấn đề này gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường.
Qua bài viết, bạn có thể hình dung ra được nguyên nhân xuất hiện tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để xử lý. Nếu trong quá trình vận hành tháp giải nhiệt có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua HOTLINE 0903.880.938 - 0903.992.945 - 0903.962.945.