Bảo dưỡng tháp giải nhiệt là công việc hết sức cần thiết, giúp hạn chế những sự cố tắc nghẽn, han gỉ gây hư hỏng và giảm hiệu suất cho hệ thống. Đảm bảo tháp giải nhiệt hoạt động ổn định và hiệu suất tổng thể của tháp không bị ảnh hưởng. Do đó, để thực hiện bảo dưỡng một cách nhanh chóng và hiệu quả, người bảo dưỡng cần thực hiện theo đúng quy trình.
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Nếu bạn muốn bảo dưỡng tháp giải nhiệt đúng cách thì nên tìm hiểu kỹ quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Một quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt chuẩn phải tuân thủ theo các bước dưới đây:
Thứ tự các bước bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, cần tắt máy bơm nước vào tháp để tiến hành quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt.
Bước 2: Loại bỏ cáu cặn tháp giải nhiệt
Cần giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp giải nhiệt, vừa đủ để dung hòa hóa chất tẩy rửa. Thợ bảo dưỡng bắt đầu đổ hóa chất có nồng độ và lưu lượng thích hợp vào bên trong tháp, để không ảnh hưởng đến độ bền và đảm bảo an toàn cho người thực hiện. Cần tuân thủ đúng chế độ bảo hộ lao động như đeo găng tay, nón bảo hộ, ủng, mặt nạ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp đến hóa chất do bị đổ hoặc tràn.
Sau đó, bật những van cần thiết trong đường ống. Bật bơm nước để luân chuyển hóa chất chạy tuần hoàn trong tháp thực hiện tẩy rửa và làm sạch cáu cặn.
Bước 3: Xả hóa chất trong tháp giải nhiệt.
Sau một thời gian chạy hóa chất trong tháp, thợ bảo dưỡng bắt đầu xả hoá chất tẩy rửa ra khỏi tháp.Trước khi xả ra bên ngoài, cần trung hòa hóa chất tẩy rửa để tránh làm ô nhiễm môi trường. Châm nước vào hệ thống liên tục để nước chạy tuần hoàn bên trong, cuốn toàn bộ hóa chất và tạp chất đi ra theo đường ống. Dùng quỳ tím thử độ pH của nước, cho đến khi độ pH đạt trung tính (tức là nước ở mức 7) thì đạt yêu cầu.
Bước 4: Vệ sinh các ống phân phối nước.
Thợ bảo dưỡng tiến hành tháo dời các tấm tản nhiệt, tấm lọc nước, ống phun nước và đầu phun nước. Dùng vòi xịt tăng áp để vệ sinh thật sạch hết các cặn bẩn bám cả bên trong và bên ngoài, gây cản trở năng suất hoạt động của tháp. Kiểm tra xem có bộ phận nào bị lỏng lẻo hay rò rỉ không, để kịp thời xử lý.
Bước 5: Kiểm tra dầu bôi trơn.
Tháp giải nhiệt vận hành liên tục trong 6 tháng bắt buộc phải bảo trì, bảo dưỡng và thay dầu 1 lần. Ngoài ra, hàng tháng nên kiểm tra mức dầu trên tháp có hao hụt hao không. Nếu dầu ở mức thấp cần phải bổ sung ngay. Khi bảo dưỡng cũng cần kiểm tra xem dầu có bị cô đặc hay đóng bánh hay không. Việc này giúp đánh giá được dầu trong tháp, cân nhắc thêm có nên thay dầu hay chưa.
Bước 6: Kiểm tra hệ thống điện của tháp.
Kiểm tra hệ thống điện cấp cho bơm, kiểm tra khởi động từ aptomat, kiểm tra độ cách điện từ motor quạt, máy bơm, các thiết bị điều khiển và cảm biến nhiệt độ nếu có.
Bước 7: Vệ sinh cánh quạt, vỏ tháp
Sau khi kiểm tra và vệ sinh toàn bộ hệ thống bên trong, bao gồm tẩy cáu cặn trong tháp, vệ sinh đường ống, kiểm tra dầu, hệ thống điện… Người bảo dưỡng cần tiến hành vệ sinh và kiểm tra hoạt động của cánh quạt, lưới bảo vệ tháp và thân tháp có dấu hiệu oxi hóa hay rạn nứt hay không. Kiểm tra chốt ốc vít, các mối nối xem còn bền chắc hay không. Sau đó kiểm tra lại 1 lần nữa tất cả các bộ phận liên quan, sao cho không còn rêu mốc, bụi bẩn.
Bước 8: Chạy thử nghiệm
Cuối cùng, người bảo dưỡng tiến hành dẫn nước vào tháp, điều chỉnh van nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chạy thử nghiệm. Nếu có phát hiện tiếng kêu, rung lắc bất thường thì cần kiểm tra lại để điều chỉnh, siết ốc, kiểm tra các vị trí và điều chỉnh, sau đó tiến hành thử lại. Khi thấy nhiệt độ của nước đầu vào và đầu ra của tháp giải nhiệt ổn định như cũ là đạt yêu cầu.
Vai trò của việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật: Qua thời gian hoạt động cùng với điều kiện môi trường lý tưởng bên trong tháp giải nhiệt, vi khuẩn và tảo sinh sôi và phát triển một cách mạnh mẽ. Tấm tản nhiệt chứa đầy vi khuẩn gây ra sự ăn mòn và ẩn chứa các mầm bệnh nguy hại, cùng với mùi hôi khó chịu.
Bảo dưỡng tháp giải nhiệt giúp hạn chế được nhiều rủi ro
Giảm thiểu chi phí sử dụng nước: Việc không thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ, doanh nghiệp sẽ phải có các biện pháp xử lý thường xuyên để giữ cho nước sạch. Việc xử lý nước trước và trong quá trình sử dụng cho tháp giải nhiệt giúp ngăn chặn sự ăn mòn, vi khuẩn và cáu cặn. Nhờ đó nước tuần hoàn trong tháp luôn trong điều kiện tốt nhất để sử dụng, hạn chế việc thường xuyên châm thêm nước vào tháp, làm cho chi phí sử dụng nước tăng và gây lãng phí nguồn nước.
Qua bài viết, bạn có thể nắm rõ hơn về quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, thực hiện đúng thứ tự từng bước để đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng và trong thời gian nhanh nhất. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bảo dưỡng hay cần hỗ trợ thông tin về sản phẩm, liên hệ ngay đến công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua Hotline 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945.