Hiện nay tháp giải nhiệt là thiết bị quan trọng trong các công xưởng, tòa nhà. Tháp có nhiệm vụ hạ nhiệt độ của hệ thống máy móc để chúng có thể hoạt động liên tục và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vận hành tháp giải nhiệt đạt hiệu quả tối đa. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả.
Yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc tháp giải nhiệt
Hầu hết các dòng tháp giải nhiệt đều hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài, hay nói cụ thể hơn là chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài tháp. Cụ thể thì dòng nước sau khi làm mát cho hệ thống thiết bị máy móc sẽ nóng lên và nhờ vào áp lực bên trong đường ống, dòng nước nóng được đẩy đến tháp giải nhiệt. Nước nóng theo các đường ống dẫn đến hệ thống phun nước, tại đây nước nóng theo các lỗ nhỏ tại ống chia nước rơi xuống tấm tản nhiệt bên dưới. Tấm tản nhiệt làm cho nước được chia ra nhỏ hơn và giảm tốc độ rơi của nước.
Cùng lúc này, cánh quạt trên đỉnh tháp quay nhờ vào motor, một luồng không khí có lực hút lớn được tạo ra. Thông qua các mắt lưới xám nằm ở phần đáy, không khí được hút vào trong tháp. Không khí lạnh di chuyển thẳng từ dưới đáy đi lên, đi qua tấm tản nhiệt và cuốn theo hơi nước nóng đưa ra môi trường bên ngoài. Khi đó, nước lạnh sẽ rơi xuống bể chứa và được đưa đi làm mát cho hệ thống máy móc.
Tốc độ dòng chảy, lưu lượng không khí lưu thông tác động đến hiệu quả làm mát
Có thể thấy rằng, tốc độ dòng chảy cũng như lưu lượng không khí ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt, ngoài ra nhiệt độ của nguồn nước nóng đầu vào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt. Nếu nhiệt độ của nước thêm vào và nước bên trong tháp cao sẽ khiến hiệu quả làm mát của tháp giảm đi. Còn nếu nhiệt độ nước đầu vào thấp thì quá trình làm mát của tháp giải nhiệt sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Tốc độ dòng chảy của nước xuống tấm tản nhiệt cũng ảnh hưởng đến khả năng làm mát. Nếu như tốc độ dòng chảy chậm sẽ không đủ nước mát cung cấp cho hệ thống và điều này cũng ảnh hưởng đến phụ kiện khác như máy bơm. Chính vì điều này mà cần phải sử dụng tấm tản nhiệt và hệ thống chia nước phù hợp. Bên cạnh đó, nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của tháp giải nhiệt. Không khí đi vào tháp cần nhiệt độ đủ lạnh để có thể dễ dàng và nhanh chóng làm lạnh nước.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tháp giải nhiệt
Cần tuân theo những đề xuất từ nhà sản xuất về vị trí lắp đặt, không gian xung quanh, cải tiến cấu trúc tiếp xúc với phần không khí vào và ra. Theo đổi độ nghiêng cánh quạt theo mùa hoặc theo mức tải. Điều chỉnh khoảng cách cánh quạt nghiêng không quá lớn và cân bằng cánh quạt hợp lý. Xem xét nên sử dụng cánh quạt nhưa hay kim loại để tiết kiệm năng lượng. Đo tỷ số lỏng/khí và lưu lượng nước làm mát và điều chỉnh tùy theo giá trị thiết kế và biến đổi theo mùa.
Cần tuân theo đề xuất từ nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả vận hành
Thay đổi khối đệm khi không còn đảm bảo khả năng sử dụng. Thường xuyên vệ sinh đầu phun và ống chia nước để nước ra đều hơn. Giữ nhiệt độ làm mát ở mức tối thiểu bằng cách tách riêng những tải nhiệt cao như máy nén, lò đốt và cách ly tháp làm mát khỏi những thiết bị nhạy cảm như dây chuyền A/C, bình ngưng trong nhà máy điện,… Đo mức chênh lệch nhiệt độ 2, hiệu suất và năng suất làm mát liên tục để tối ưu hiệu suất của tháp giải nhiệt. Thường xuyên kiểm tra bơm nước làm mát để tối ưu hiệu suất bơm.
Hướng dẫn sử dụng tháp giải nhiệt đạt hiệu quả hoạt động cao
Lựa chọn tháp giải nhiệt thích hợp
Việc chọn lựa tháp giải nhiệt nước với các thông số về bơm, khối đệm, hệ thống phân phối nước cũng như mô tơ quạt sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu suất hoạt động tháp. Cần xác định quy mô hệ thống máy móc, có những tính toán về nhu cầu sử dụng nước mát của máy móc cũng như khả năng tỏa nhiệt của hệ thống. Khi đã xác định đúng thì có thể chọn được tháp giải nhiệt có công suất phù hợp. Đối với máy bơm và hệ thống phân nước cần lựa chọn những máy bơm có công suất tương ứng, không cao cũng không thấp hơn. Lựa chọn hệ thống phân phối nước lớn để lượng nước cấp cho tháp luôn đúng tiêu chuẩn.
Cánh quạt tháp giải nhiệt có nhiệm vụ hút không khí lạnh từ bên ngoài vào bên trong tháp. Để thực hiện chức năng này cánh quạt cần vượt qua được trở lực của tháp giải nhiệt. Đây chính là phần áp suất tổn thất có thể dịch chuyển không khí từ bên ngoài vào trong tháp giải nhiệt. Tấm tản nhiệt có nhiều loại khác nhau và mỗi loại phù hợp với những mức nhiệt độ khác nhau. Do đó, người dùng cần lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp.
Vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ
Tẩy cáu cặn trong tháp: Cáu cặn có thể làm tắc đường ống, làm cho tốc độ và lưu lượng nước đi qua giảm. Do đó, người dùng cần về sinh và tẩy rửa thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó hóa chất là giải pháp đơn giản và phổ biến nhất. Điều này sẽ giúp loại bỏ toàn bộ cặn bẩn và trong các hệ thống đường ống.
Làm sạch tấm tản nhiệt: Tấm tản nhiệt là nơi dễ bị rong rêu bám nhất. Môi trường bên trong tháp giải nhiệt có độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp để rong rêu và vi khuẩn phát triển. Tấm tản nhiệt bám nhiều rong rêu sẽ khiến việc tản nhiệt kém hiệu quả, tốc độ nước rơi cũng bị ảnh hưởng. Do đó, cần phải định kỳ kiểm tra và vệ sinh tấm tản nhiệt.
Vệ sinh quạt: Quạt sẽ tác động đến lưu lượng không khí vào trong tháp. Do đó, cần vệ sinh định kỳ cũng như thường xuyên kiểm tra cánh quạt có hoạt động ổn hay bị nghiêng, lệch không đúng tiêu chuẩn.
Qua những chia sẽ trên, giúp bạn nắm có thêm thông tin trong việc sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả hơn. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho công ty Tháp giải nhiệt công nghiệp Alpha qua HOTLINE 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945, nhân viên công ty sẽ hỗ trợ và phản hồi thông tin đến bạn trong thời gian sớm nhất.